Tân Mỹ là một phường thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
I. Lịch sử hình thành
Cuối thế kỷ XIX, xã Tân Mỹ thuộc tổng Mỹ Cầu gồm có 4 xã: Mỹ Cầu, Phụng Công, Ngọc Lâm – Yên Khê, Á Lữ. Năm 1924, sáp nhập tổng Mỹ Cầu và tổng Đa Mai vào phủ Lạng Giang; Song Khê, Lịm Xuyên vào tổng Mỹ Cầu. Ngày 20 tháng 10 năm 1945, thành lập xã Tân Mỹ và xã Chí Minh thuộc huyện Lạng Giang trên cơ sở tổng Mỹ Cầu. Năm 1950, Khu ủy Việt Bắc ban hành Quyết định số 06/NQ-UB-BG về việc sáp nhập 2 xã: Chí Minh và Tân Mỹ thuộc huyện Lạng Giang vào huyện Yên Dũng. Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Quốc hội ban hành Nghị quyết[3] về việc thành lập tỉnh Hà Bắc trên cơ sở tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, xã Tân Mỹ thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[4] về việc chia tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, xã Tân Mỹ thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Ngày 27 tháng 9 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 36/NQ-CP[5] về việc chuyển toàn bộ 743,30 ha diện tích tự nhiên và 10.436 nhân khẩu của xã Tân Mỹ thuộc huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang quản lý.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, xã Tân Mỹ có 11 thôn: Ba, Đồng, Đông Lý, Giếng, Lò, Lực, Miễu, Mỹ Cầu, Phố, Tân Phượng, Tự.[6]
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025). Theo đó, thành lập phường Tân Mỹ thuộc thành phố Bắc Giang trên cơ sở toàn bộ 7,37 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 15.281 người của xã Tân Mỹ.
II. Di tích lịch sử
Bảy ngôi đình được dựng nên vào các triều đại đã tôn thờ làm Thành hoàng đều là những người có nhiều công với đất nước, quê hương làm nơi bảo hộ đời sống tinh thần của nhân dân ở các thôn làng như Phụng Pháp (đình Phụng Công), thôn Đông Lý, thôn Tự, Lực Nậu, Mỹ Cầu, Ngọc Lâm, Mỹ Độ
Ba ngôi chùa: Phụng Pháp (Phúc Nghiêm Tự), thôn Tự (Phúc Nham Tự) chùa Hàng Tổng, thôn Tự (chùa của thôn Chùa).
3. Hai ngôi đền: Đền thờ Thánh Thiên công chúa (0040).
Đền thờ Việp Quận Công Hoàng Ngũ Phúc (1776).
4. Ba nghè: Phụng Pháp, Mỹ Cầu, Ngọc Lâm.
5. Hai ngôi miếu: Miếu Cua của Phụng Pháp, miếu Tây của Đông thôn.
6. Sinh Từ.
Ngày 25 tháng 01 năm 1991, Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định số 154/QĐ-VH cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa Sinh Từ – Phần mộ – Đền thờ Việp Quận Công Hoàng Ngũ Phúc.
Ngày 31 tháng 01 năm 1992, Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định số 138/QĐ-VH cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa đền Ngọc Lâm tức là đình Ba Nóc ngày xưa thờ Thánh Thiên công chúa (được tôn vinh là Thành hoàng).